Bộ đàm Taxi là gì? Cách sử dụng bộ đàm Taxi đúng cách cho người mới

Mỗi chiếc taxi hiện nay đều sử dụng một hệ thống bộ đàm riêng. Chúng có vai trò hỗ trợ cho quá trình quản lý và di chuyển của hành khách được đảm bảo hơn, không bị chậm trễ hay trả sai vị trí. Máy bộ đàm di động là loại thiết bị liên lạc chủ chốt giữa trung tâm điều hành và tài xế, giúp thông báo cuốc xe đến tài xế và giải quyết ngay lập tức các vấn đề phát sinh. Trong bài viết này, Taxi Bến Tre 71 sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng bộ đàm taxi đúng cách cho những ai mới bắt đầu làm quen nhé!

Bộ đàm taxi là gì?

Bộ đàm taxi hay còn được gọi với nhiều cái tên như máy bộ đàm thu phát, bộ đàm cố định, bộ đàm trạm chính. Đây là một loại máy thường được lắp trên taxi hay các phương tiện vận chuyển khác như ô tô, tàu thuyền,… Thiết bị này được sử dụng với mục đích liên lạc tức thời theo 2 chiều, hoặc trao đổi những thông tin với trung tâm điều khiển phương tiện.

Bộ đàm taxi là gì? 

Đây là dòng bộ đàm được gắn cố định trên những phương tiện vận chuyển. Nhiều máy bộ đàm taxi có khả năng kết nối GPS, giúp định vị chính xác vị trí của phương tiện vận chuyển. Thiết bị liên lạc này còn được hỗ trợ đầy đủ các tính năng thu phát, sử dụng dải tần số VHF hoặc UHF.

Các thiết bị trong hệ thống máy bộ đàm taxi

Máy bộ đàm taxi khác với những máy bộ đàm cầm tay. Để có thể liên lạc trong một khoảng cách xa, thậm chí là không giới hạn khoảng cách thì hệ thống bộ đàm trên xe taxi có nhiều thiết bị khác nhau thay vì chỉ là một thân máy nhỏ gọn.

Cột anten

Đây là một thiết bị giúp bức xạ và thu nhận sóng điện từ. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc kết nối với bộ đàm trung tâm, giúp cho bộ đàm thu phát sóng được tốt hơn. Thông thường cột anten của bộ đàm taxi sẽ được dựng cao khoảng 45 – 60m tùy vào nhu cầu vùng phủ sóng, địa hình hay khu vực hoạt động của taxi. Bạn cần tìm vị trí phù hợp để dựng cột anten sao cho không bị che chắn hay không gần các nguồn nhiễu điện từ lớn,… để tránh ảnh hưởng đến khả năng thu phát tín hiệu của bộ đàm.

Bộ đàm taxi trung tâm

Bộ đàm trung tâm là một dạng bộ đàm cố định, dùng để liên lạc với những bộ đàm xe taxi nhằm điều hướng xe. Bộ đàm trung tâm có tính năng GPS, giúp theo dõi và điều hành xe tốt hơn.

Bộ đàm taxi trung tâm

Bộ đàm xe

Bộ đàm xe được gắn ở trên mỗi chiếc taxi, sử dụng cùng với anten bộ đàm taxi để thu phát tín hiệu đến trung tâm điều hành xe. Bộ đàm xe dùng cho taxi thường là bộ đàm truyền thống với hai băng tần. Tần số bộ đàm taxi sử dụng là VHF/UHF,  bị hạn chế khoảng cách liên lạc cho nên cần có thêm các thiết bị hỗ trợ để liên lạc thông suốt.

Trạm trung chuyển tiếp tín hiệu

Trạm chuyển tiếp tín hiệu hay còn gọi là trạm repeater, là thiết bị giúp gia tăng phạm vi phủ sóng cho bộ đàm xe. Thông thường bộ đàm xe chỉ có phạm vi phủ sóng từ 3-5km, nếu vượt quá phạm vi đó thì phải lắp thêm các thiết bị bên ngoài để tăng khả năng liên lạc giữa các bộ đàm.

Hướng dẫn cách sử dụng bộ đàm taxi chi tiết từ A – Z

Sau đây, Taxi Bến Tre 71 sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng bộ đàm taxi chi tiết nhất:

Cách khởi động bộ đàm taxi

Hầu hết những loại bộ đàm khi mới mua về đều được để trong hộp với những bộ phận tách rời nhau. Việc đầu tiên chúng ta cần làm chính là lắp các bộ phận này lại với nhau. Bắt buộc phải lắp đủ 2 bộ phận là anten và pin vào máy trước khi khởi động máy. Bạn cần xem kĩ các chi tiết của máy và lắp sao cho khớp các bộ phận là được. Sau đó, hãy vặn nút nguồn theo chiều kim đồng hồ, đèn báo hiệu hay màn hình sáng lên báo hiệu máy đã được khởi động thành công.

Cách khởi động bộ đàm taxi

Cách thức hoạt động của bộ đàm taxi

Tùy vào loại bộ đàm taxi mà chúng sẽ có những cách thức hoạt động khác nhau, cụ thể như:

Đối với cự ly dưới 15km:

Với phạm vi dưới 15km, hệ thống bộ đàm taxi thường dùng một tần số và truyền phát trực tiếp từ trạm trung tâm đến bộ đàm được lắp trên taxi.

  • Trung tâm hệ điều hành: Đặt bộ phận điều hành đối với những nhân viên trực tổng đài. Khi có báo điểm, các nhân viên sẽ điều động, bố trí xe theo khu vực sao cho thuận tiện nhất cho tài xế. Sau đó, ghi nhận những thông tin về xe, chuyến đi, thông tin của tài xế tiếp nhận chuyến và thông tin khách hàng.
  • Bộ đàm gắn xe (bộ đàm taxi): Được gắn cố định trên các xe các taxi. Bộ đàm taxi sẽ tiếp nhận những thông tin từ trạm điều hành, cùng những thông tin cần thiết về chuyến đi và tình trạng xe.

Đối với cự ly trên 15km:

Với phạm vi hoạt động trên 15km, hệ thống cần phải có thêm 1 trạm chuyển tiếp tín hiệu để đường truyền tín hiệu xa hơn. Đây là trạm trung gian nhận tín hiệu từ trạm trung tâm sau đó phát lại cho taxi và ngược lại.

Cách sử dụng các phím cơ bản bộ đàm taxi

Trước tiên bạn nên hiểu rõ những phím chức năng cơ bản của bộ đàm. Đối với những bộ đàm không có màn hình, đa số đều sẽ chỉ có 3-4 nút cơ bản bao gồm nút PTT (dùng để gọi), nút chuyển kênh (dùng để chọn kênh), nút khởi động kiêm bật tắt âm lượng. Đối với những bộ đàm có màn hình, sẽ có thêm các nút tùy chỉnh khác và những nút này có thể lập trình được theo ý của người sử dụng.

Cách sử dụng các phím cơ bản bộ đàm taxi

Cách liên lạc với máy khác

Để liên lạc với các máy khác, bạn cần chọn đúng kênh liên lạc có cùng tần số với mình. Sau đó, ấn vào nút PTT và nói vào mic của máy là lập tức âm thanh của bạn sẽ được truyền đi sang các máy còn lại trong hệ thống. Tuy nhiên, do cùng một thời điểm chỉ có thể nghe hoặc gọi sang máy khác nên khi người khác đang nói mà bạn ấn nút PTT để gọi đi thì các máy khác sẽ không nhận được thông tin.

Cách liên lạc với máy khác

Cách sạc pin bộ đàm taxi đúng cách

Đối với cốc sạc đi kèm khi bạn mua máy, bạn có thể sạc pin theo 2 cách là sạc toàn bộ bao gồm thân máy và pin hay sạc riêng pin. Với những người cần sử dụng bộ đàm nhiều tiếng liên tục trong ngày, bạn hoàn toàn có thể mua thêm pin ở bên ngoài để dự phòng khi cần dùng đến.

Ngoài ra, để giữ thiết bị được bền hơn, bạn cần xem xét kĩ loại pin của máy để sạc đúng cách. Ví dụ như đối với loại pin Ni-CD và Ni-MH thì trước khi sử dụng bạn phải xả cho máy hết pin rồi mới sạc, trong khi pin Li-Ion có thể sạc nhồi,…

Tần số bộ đàm taxi

Tần số bộ đàm mà taxi sử dụng chủ yếu là 2 dải tần số UHF (từ 406 – 470MHz) và VHF (từ 138 – 174 MHz). Quá trình cấp và sử dụng tần số sẽ được cấp theo những Quy hoạch Phổ Tần số vô tuyến điện Quốc gia và Quy hoạch kênh tần số MIC (cụ thể là RFD). Các bản quy hoạch này đều đã được công bố rộng rãi và có thể mua bản giấy hay lấy bản mềm trên website: www.cuctanso.vn.

Tần số bộ đàm taxi

Video hướng dẫn cách sử dụng bộ đàm taxi mới nhất

Nhằm giúp người dùng có thể hình dung rõ hơn về cách sử dụng bộ đàm, Taxi Bến Tre 71 xin gửi đến các bạn một video hướng dẫn cách sử dụng bộ đàm taxi Kenwood NX-206. Trong video đã bao gồm đầy đủ các bước sử dụng bộ đàm cơ bản;cũng như là bài test thực tế khả năng nghe gọi của máy.

Một số lưu ý và kinh nghiệm khi dùng bộ đàm taxi

Giống như những bộ đàm chuyên dụng trong các hoạt động hàng ngày thì khi sử dụng bộ đàm taxi bạn cũng cần phải hết sức chú ý để đảm bảo về chất lượng và độ bền của máy:

  • Cần lựa chọn vị trí lắp an toàn khi lắp thiết bị, tránh lắp ở những vị trí gần khu vực để chân hay đi lại,…
  • Nhẹ nhàng khi sử dụng máy, đảm bảo các nút bấm máy không bị hỏng hóc.
  • Hạn chế tối đa va đập và bụi bẩn khi tiếp xúc máy. Đặc biệt, tránh làm đổ nước hoặc các hóa chất vào máy làm ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền và chất lượng âm thanh.
  • Tìm hiểu và nhớ kỹ chế độ hoạt động máy, không sử dụng khi chưa rõ về thông tin thiết bị. Đảm bảo khi dùng máy không bị nhiễu tín hiệu, nhiễu kênh cài đặt,…

Một số lưu ý và kinh nghiệm khi dùng bộ đàm taxi

Bộ đàm taxi giá bao nhiêu?

Giá trung bình của một bộ đàm taxi có thể dao động từ khoảng vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng tùy thuộc vào thương hiệu, chất lượng và tính năng cụ thể của sản phẩm. Các mức giá cụ thể có thể khác nhau dựa trên các yếu tố như vùng phủ sóng, công nghệ sử dụng, tính năng bảo mật, và khả năng tương thích với hệ thống đàm thoại hiện có.

Bộ đàm taxi giá bao nhiêu?

Một số mẫu bộ đàm taxi được ưa chuộng nhất hiện nay

Số lượng taxi cùng nhu cầu khách đi taxi cao khiến cho các tài xế cần linh động và phục vụ nhanh chóng để có thể làm hài lòng và giữ chân khác. Bộ đàm taxi là một thiết bị hỗ trợ không thể thiếu giúp nâng cao chất lượng phục vụ của đơn vị kinh doanh taxi. Dưới đây là tên của một số bộ đàm taxi được nhiều hãng taxi lớn sử dụng:

  • Máy bộ đàm taxi Motorola GM338
  • Máy bộ đàm taxi Icom IC F6013H
  • Máy bộ đàm taxi Kenwood TM271
  • Máy bộ đàm taxi HYT TM-628H

Một số mẫu bộ đàm taxi được ưa chuộng nhất hiện nay

Lời kết – Taxibentre71.com

Hy vọng qua bài viết mà taxibentre71.com chia sẻ ở trên, các bạn đã biết cách sử dụng bộ đàm taxi và có thêm nhiều thông tin liên quan đến thiết bị này. Nếu bạn có nhu cầu di chuyển trong tỉnh Bến Tre hay các tỉnh lân cận khác hãy gọi ngay đến số hotline 0901034867 để được tư vấn đặt lịch xe phục vụ cho những chuyến đi nhanh chóng nhất! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *